Đang có hơn 16 tỷ lượt xem đối với các video TikTok được gắn thẻ #TikTokMadeMeBuyIt (TikTok khiến tôi mua nó). Nếu bạn xem qua nội dung của những hashtag này như khui các gói hàng, shopping hauls (những sản phẩm được shopping online) và đánh giá sản phẩm, bạn sẽ phát hiện ra rằng những creator chia sẻ các mặt hàng họ đã mua sau khi nhìn thấy chúng trên ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới này.
Từng là nền tảng hát nhép có tên Musical.ly và sau đó là “dancing app” thông thường, TikTok đã chuyển đổi thành một công cụ đề xuất sản phẩm, thúc đẩy thương mại điện tử ecommerce. Giữa những video về các bài nhảy và các trò chơi khăm tại nơi công cộng rất công phu, người dùng TikTok có thể tìm thấy những creator giới thiệu nhiều vật dụng cần thiết hàng ngày và những tiện ích hay mà họ chưa từng biết — từ bóng đèn lơ lửng cho đến kệ văn phòng thân thiện với người thuê trọ.
Hiện tượng ecommerce này cũng đang giúp các thương hiệu nhận được nhiều sự chú ý. Sarah Forrai, nhà sáng lập đằng sau Contour Cube, đã thêm TikTok vào chiến dịch xây dựng nhận thức và bán các sản phẩm tạo khối cho gương mặt. Tài khoản TikTok của thương hiệu đã tăng lên gần 200.000 người theo dõi và hơn 2,9 triệu lượt thích trên tất cả các video.
Forrai chia sẻ rằng: “Chúng tôi thật may mắn khi sở hữu một số video tiếp cận được đến lượng lớn khán giả từ 1 triệu đến 7 triệu lượt xem. Điều này đã thúc đẩy một lượng lớn traffic vào website và giúp phát triển cộng đồng online của chúng tôi”. Trong vòng 3 tháng kể từ khi tung ra các sản phẩm trên TikTok, công sức của đội ngũ đã được đền đáp: Contour Cube đã được các nhà bán lẻ lớn tiếp cận, tìm thấy các đối tác phân phối và hiện được bày bán tại THE ICONIC, Uncommon Goods và Dolls Kill.
Việc không có mặt trên TikTok đang trở thành một cơ hội bị bỏ lỡ đối với các nhãn hàng. Nền tảng này cũng đã phát triển các tính năng cho sản phẩm ecommerce, hợp tác với Shopify, để hỗ trợ hoạt động bán hàng và đề xuất sản phẩm một cách tự nhiên đã được liên kết trên nền tảng. TikTok đã chuyển đổi thành một điểm đến mua sắm online, nơi các creator có thể giới thiệu các mặt hàng yêu thích, nơi người tiêu dùng tìm thấy sản phẩm họ yêu thích và các doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng.
5 lý do khiến social commerce bùng nổ trên TikTok
Thương mại xã hội (social commerce) đang bước vào thời kỳ bùng nổ và các trình duyệt online mua hàng đang thông qua các ứng dụng social phổ biến. Tại Mỹ, social commerce đạt doanh thu 46,4 tỷ USD vào năm 2020, dự kiến đạt 79,6 tỷ USD vào năm 2025.
Với hơn 1 tỷ active user trên toàn thế giới với 38,6 phút trung bình dành cho app mỗi ngày, TikTok đang thúc đẩy doanh số bán hàng ecommerce trên toàn cầu. Dữ liệu của TikTok về “community commerce” chỉ ra sự chuyển đổi của app trở thành một nền tảng mua sắm hoàn hảo:
– 67% người dùng nói rằng TikTok đã truyền cảm hứng mua sắm ngay cả khi họ không muốn làm như vậy.
– 73% người dùng cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc hơn với các thương hiệu mà họ tương tác trên TikTok, so với các nền tảng social media khác.
– 78% người dùng đồng ý rằng những thương hiệu tốt nhất trên TikTok là những thương hiệu chia sẻ ý tưởng và hợp tác với người dùng.
Hơn 79% người trả lời một cuộc khảo sát của Mỹ tiết lộ rằng họ đã từng mua sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi nhìn thấy trên social media. Cuộc khảo sát tương tự cho thấy 80% người dùng cảm thấy rằng nền tảng này giúp họ phát hiện ra những ý tưởng về thương hiệu và sản phẩm mà họ chưa bao giờ nghĩ đến trước đây.
Đây là lý do tại sao TikTok đã trở thành một điểm đến social commerce mạnh mẽ, nơi người dùng có thể khám phá các cơ hội mua sắm mới:
1. Quảng bá tới những người mua tiềm năng của một nhóm nhân khẩu học rộng lớn
TikTok thường được coi là nền tảng do gen Z thống trị. Ở một mức độ nào đó, điều này là đúng. Theo thống kê có sẵn của TikTok, 43,7% người dùng ở độ tuổi từ 18 đến 24, chiếm 386,6 triệu người dùng TikTok. Tuy nhiên, người dùng ở mọi lứa tuổi hầu như đều sử dụng TikTok:
– 419,7 triệu người dùng từ 18 đến 24 tuổi (43,3% đối tượng quảng cáo của TikTok trên 18 tuổi)
– 312,0 triệu người dùng từ 25 đến 34 tuổi (32,2% đối tượng quảng cáo của TikTok ở độ tuổi 18+)
– 133,5 triệu người dùng từ 35 đến 44 tuổi (13,8% đối tượng quảng cáo của TikTok ở độ tuổi 18+)
– 67,4 triệu người dùng từ 45 đến 54 tuổi (6,9% đối tượng quảng cáo của TikTok ở độ tuổi 18+)
– 41,7 triệu người dùng từ 55 tuổi trở lên (4,3% đối tượng quảng cáo của TikTok trên 18 tuổi)
Các doanh nghiệp do dự khi tham gia nền tảng này, vì đã tin rằng đây là một ứng dụng đáng sợ chỉ thu hút những người trẻ tuổi, hoàn toàn có thể yên tâm rằng rất nhiều người đang sử dụng ứng dụng này.
2. Lắng nghe từ những creator đáng tin cậy thay vì các công ty
Một lý do của việc khiến TikTok trở thành một nền tảng mạnh mẽ để bán hàng qua mạng xã hội là người dùng nhận được những đề xuất sản phẩm một cách trực tiếp từ creator nội dung chứ không phải từ các doanh nghiệp. Matter Communications nhận ra rằng 61% người được khảo sát thường tin tưởng lời đề xuất từ bạn bè, thành viên gia đình hoặc người có ảnh hưởng trên các nền tảng xã hội. Ngược lại, chỉ 38% người tham gia khao sát tin tưởng các đề xuất đến từ một thương hiệu trên social media.
Một video before and after của một influencer nói về sự thay đổi của làn da sau khi sử dụng một sản phẩm làm đẹp, có thể giúp ta cảm thấy giống như một lời giới thiệu từ bạn bè, thay vì một video quảng cáo thương mại đến từ một thương hiệu. 73% người trả lời khảo sát cho biết những content creator đã truyền cảm hứng cho họ để thử các sản phẩm mới. Với nhiều danh mục sáng tạo như — chuyên gia ẩm thực, phụ huynh, sinh viên, những người đam mê cây cỏ — người dùng có thể theo dõi những creator hay chia sẻ về lối sống hoặc sở thích của họ, khiến cho việc giới thiệu sản phẩm một cách phù hợp và cụ thể hơn.
3. Xem xét creative positioning của sản phẩm
Creator thường giới thiệu sản phẩm ở các dạng hữu cơ. Thay vì nhìn thấy sản phẩm được chụp hình trên nền trắng như trên website hoặc được tạo hình hoàn hảo trên Instagram, người dùng sẽ thấy các sản phẩm được sử dụng thực tế.
Một quick video trên TikTok có thể cung cấp một góc nhìn cận cảnh và thực tế về cách hoạt động của một sản phẩm. Thông thường, các bài đánh giá sản phẩm được kết nối với những đoạn nhạc phổ biến trên TikTok hoặc được đưa vào trong những meme hoặc định dạng quen thuộc. Bạn có thể thấy một chiếc đèn LED được khui nhanh và bố trí trong một văn phòng thẩm mỹ tại nhà hoặc xem một creator thử trải nghiệm một cuốn sổ mới để học tập. Khi sáng tạo nội dung, những influencer sử dụng năng lực sáng tạo của họ để đưa sản phẩm vào cuộc sống — theo cách mà những hình ảnh sản phẩm đơn thuần không làm được.
4. Chọn lọc và biên tập với tư cách là một dịch vụ dành cho creator
Những creator – những người cho mượn sức ảnh hưởng và uy tín của mình để giới thiệu sản phẩm mới – thường cung cấp một dịch vụ thiết yếu: Chọn lọc và biên tập nội dung. Với sự bùng nổ của online shopping, người tiêu dùng chìm đắm trong những tin nhắn từ các thương hiệu và doanh nghiệp đang cố gắng giành lấy tâm trí và thị phần. Cho dù đó là In-Feed Ads trên Instagrams, pre-roll ads trước mỗi video YouTube hay quảng cáo âm thanh trong podcast, người tiêu dùng sẽ nhìn thấy một lượng sản phẩm ổn định để đưa vào cân nhắc.
Các creator trên TikTok giúp lọc những thông tin hữu ích trong thời đại nhiễu loạn thông tin như hiện nay. Heart Defensor Telagaarta, một TikToker với hơn 3,6 triệu người theo dõi, đã thu được hơn 150 triệu lượt thích cho các video mà cô khui các gói đồ mình mua — từ bộ sưu tập makeup lấy cảm hứng từ gia đình Simpson cho đến những sản phẩm nước hoa sạch, thuần chay và không có mùi độc hại.
Ngoài nền tảng này, “Những thứ tôi mua trên TikTok” đã trở thành một chủ đề, nhiều creator trên internet đã chia sẻ những gì họ tìm thấy trên TikTok lên các nền tảng khác như Twitter, Instagram và YouTube. Sophdoeslife, một Youtuber với hơn 1 triệu người đăng ký, thường xuyên quay video về nơi cô ấy mua và đánh giá các mặt hàng đang viral trên TikTok — video của cô ấy về các mặt hàng thời trang viral trên TikTok đã sở hữu hơn 1 triệu lượt xem.
5. Hưởng lợi từ hiệu ứng lan truyền
Trên thực tế, phần mạnh nhất của social commerce là phần “social”. Từ Twitter đến Instagram, các bài đăng, hình ảnh, meme và video clip thường xuyên trở nên viral, tạo ra các cuộc trò chuyện và thảo luận trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Mức độ lan truyền tương tự cũng xảy ra với các sản phẩm trên TikTok. Một video duy nhất của creator có thể tạo ra nhiều video khác — những creator thường “stitch” (trích dẫn) video gốc, cung cấp đánh giá của riêng họ về sản phẩm hoặc chỉ bàn luận thêm thông qua video.
Hàng nghìn phụ nữ đã tạo video uốn và sấy tóc bằng một trong những công cụ được nhắc đến nhiều nhất trên TikTok: Dyson Hair Wrap. Hàng triệu người đã nhìn thấy “chiếc quần legging TikTok” khét tiếng hứa hẹn nâng mông hiệu quả. Một công thức mì ống lan truyền trên TikTok vào năm 2021 dẫn đến nhu cầu sử dụng pho mát Feta trong các cửa hàng tạp hóa ngày càng tăng. TikTok không chỉ giới thiệu cho người dùng những sản phẩm mới mà còn có thể khiến mức độ phổ biến của chúng tăng vọt và mang đến những khoảnh khắc viral cho các doanh nghiệp.
Tóm lại, những yếu tố này đang thúc đẩy quyết định mua hàng trên TikTok và dẫn đến việc tăng gấp đôi social commerce để tạo ra trải nghiệm trong ứng dụng có thể thúc đẩy doanh số bán hàng cho các thương hiệu.
4 cách giúp doanh nghiệp nắm bắt sức mạnh của TikTok
Thông thường, một video tự nhiên giới thiệu sản phẩm có thể khiến doanh nghiệp trở nên viral. Nhưng ngày càng có nhiều công ty không để việc khám phá TikTok trở thành cơ hội ngẫu nhiên. Thay vào đó, họ đang xây dựng sự hiện diện trên TikTok, suy nghĩ như những creator, hợp tác với những influencer và tận dụng các tính năng TikTok Shopping.
1. Duy trì sự hiện diện trên TikTok
Tương tự như các nền tảng như Instagram, TikTok đang trở thành một thứ “phải có” trong kho vũ khí của các thương hiệu ecommerce. Các công ty như Contour Cube cố ý tận dụng sức mạnh của TikTok để thúc đẩy doanh số bán sản phẩm. Video đầu tiên họ đăng trên TikTok đã thu hút hơn 500.000 lượt xem chỉ sau một đêm, bán hết sạch lô sản phẩm đầu tiên.
Forrai cho biết: “Việc ra mắt trên TikTok đã đưa Contour Cube trở thành mainstream và đối với chúng tôi, chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước sự tương tác khổng lồ từ những gì chúng tôi nghĩ là một ý tưởng thích hợp. TikTok kể từ đó đã trở thành nền tảng marketing chính của chúng tôi với hơn 30 triệu lượt xem cho đến nay, điều này thật tuyệt vời đối với một công ty startup như chúng tôi”.
2. Hãy suy nghĩ như một creator, không phải một thương hiệu
Các thương hiệu đăng lại nội dung từ các nền tảng khác hoặc bỏ qua các xu hướng trên TikTok sẽ thấy hậu quả đáng thất vọng. Để thành công trên TikTok, các thương hiệu nên suy nghĩ như một creator — hoặc trở thành một creator thực thụ.
Isabella Lin bắt đầu Fizzy Soaps vào năm 2018 với tư cách là một người buôn bán nhỏ trên trang Etsy, tạo ra doanh số từ 0 đến 10 mỗi tuần. Tất cả đã thay đổi khi một video cô đăng về hành trình kinh doanh của mình được đăng trên TikTok, cô đã bán hết toàn bộ cửa hàng và đưa công việc kinh doanh lên một tầm cao mới. Ngày nay, hầu hết khách hàng của Fizzy Soaps đều đến cửa hàng digital của họ sau khi xem video trên TikTok và trở nên quan tâm đến câu chuyện cũng như sản phẩm của Isabella. TikTok đã cho phép họ tiếp cận khách hàng mới mà không tốn một xu nào vào quảng cáo, và thậm chí còn có thể kiếm tiền từ video.
Lin nói: “TikTok đã cho phép tôi quảng cáo không chỉ những gì tôi làm mà còn cho khán giả thấy tôi là ai”.
Các công ty có thể tìm thấy thành công trên TikTok bằng cách suy nghĩ như những creator, thay vì giống như một doanh nghiệp:
– Thể hiện “bộ mặt của công ty” cho thương hiệu, giống như người sáng lập, để người dùng kết nối với một cá nhân chứ không phải một công ty viển vông.
– Đưa sản phẩm vào các xu hướng hiện có, định dạng meme và các bài hát phổ biến.
– Chọn các clip có cảm giác chân thực và tập trung vào câu chuyện thay vì các video được chỉnh sửa và trau chuốt để tạo cảm giác như marketing.
3. Hợp tác với những creator và influencer khác
Đối với những công ty không thể trở thành creator, việc hợp tác với các creator khác là phương án tốt nhất. Theo Statista, quy mô thị trường của influencer marketing trên toàn thế giới vào năm 2021 là 13,8 tỷ đô la.
Mặc dù influencer marketing có thể rất tốn kém, nhưng những micro – influencer là một lựa chọn khả thi, với một phát hiện trên TikTok là 72% người được hỏi cảm thấy những người content creator bình thường lại thú vị hơn những người nổi tiếng. Với vô số ngóc ngách trên TikTok — từ nấu ăn đến dọn dẹp cho đến học tập — việc tìm kiếm một nhà sáng tạo phù hợp là điều nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp.
4. Tận dụng các tính năng TikTok Shopping cho doanh nghiệp
Cộng đồng những nhà sáng tạo trên TikTok đã thúc đẩy việc khám phá sản phẩm, cân nhắc mua hàng và bán hàng trên nền tảng này. Nhưng việc TikTok bổ sung các công cụ ecommerce chỉ ra sự chuyển đổi của nền tảng này từ nền tảng brand consideration thành nền tảng bán hàng chính thức.
Vào tháng 8 năm 2021, Shopify đã công bố quan hệ đối tác với TikTok — TikTok Shopping — cho phép người bán trên Shopify có tài khoản TikTok for Business thêm tab mua sắm vào trang TikTok của họ, tạo ra một cửa hàng nhỏ nơi người dùng có thể mua sản phẩm trực tiếp.
Shopify và TikTok cũng đã hợp tác để mang link sản phẩm đến người bán trên Shopify, cho phép họ gắn thẻ sản phẩm trong các video TikTok miễn phí – nơi liên kết đến cửa hàng online của người bán trên TikTok hoặc trực tiếp đến chính cửa hàng online của họ.
Social commerce kết hợp với nội dung, creator và thương mại để tạo ra trải nghiệm mua sắm phong phú mang lại cảm giác thực tế hơn cho người dùng. Các xu hướng mà chúng ta đang quan sát chỉ ra sự phân cấp của online commerce. Chúng ta đang hướng tới một tương lai nơi các sản phẩm như đồ trang điểm, đồ dùng công nghệ, dụng cụ nấu ăn,.. có thể dễ dàng mua ở mọi nơi trên web, không chỉ các cửa hàng online.
Càng ngày, chúng ta sẽ thấy trải nghiệm mua sắm được xuất hiện trong các định dạng online cũ và mới, sống mãi cùng với những cộng đồng online mà chúng ta là một phần của nó, và trong cả những nội dung chúng ta tiêu thụ và tương tác. Nói tóm lại, ecommerce sẽ tồn tại trên internet và chắc chắn các doanh nhân sẽ tìm ra những cách mới để kiếm tiền online.
Trên mạng internet đông đúc hiện nay, #TikTokMadeMeBuyIt và hơn 16 tỷ lượt xem trên hashtag đã cho thấy sức mạnh của nền tảng này là giúp người tiêu dùng khám phá các sản phẩm mà họ chưa biết và giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến với các khán giả mới.