uHiện nay, việc đưa thông tin sai lệch không phải là vấn đề mới, tuy nhiên, sự tác động của Internet đã tạo ra những thách thức tiếp theo cần được giải quyết. Nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực làm suy giảm niềm tin của cộng đồng về vấn đề như sức khỏe, thông tin sự kiện và kiến thức, TikTok cam kết mang đến những giải pháp phù hợp và nghiêm túc xử lý các nguồn thông tin không rõ ràng. Bên cạnh hướng tiếp cận đa chiều nhằm ngăn chặn hành vi lan truyền, TikTok cũng củng cố nguồn tin xác thực và đầu tư vào việc giáo dục các kỹ năng kỹ thuật số để xử lý vấn đề trên diện rộng.
Chính sách của chúng tôi
Tại TikTok, các chính sách minh bạch sẽ góp phần thúc đẩy những trải nghiệm đáng tin cậy và chân thực của người dùng. Cụ thể, chính sách loại trừ thông tin sai lệch nghiêm cấm các nội dung có nguy cơ gây hiểu lầm về các tiến trình dân chủ, sức khỏe cộng đồng hoặc sự an toàn của người dùng. Điển hình, TikTok sẽ không cho phép đăng tải các thông tin sai lệch về Vaccine hoặc tình hình Covid-19. Các chính sách này sẽ liên tục được cập nhật dựa trên những sự kiện đang xảy ra trên thế giới để áp dụng hiệu quả cho nhiều hình thức nội dung.
Bên cạnh việc gỡ bỏ các nội dung sai phạm, nguy hiểm cho người dùng và cộng đồng, TikTok cũng tiến hành gỡ bỏ các tài khoản cá nhân có hành vi lừa đảo hoặc sử dụng nền tảng để đánh lừa dư luận bao gồm việc tạo tài khoản ảo, mạo danh, hoặc các chiêu trò tinh vi làm suy giảm lòng tin cộng đồng. Trước những thủ đoạn ngày càng phức tạp, TikTok sẽ không ngừng cải thiện các chính sách khi phát hiện ra các loại nội dung và hành vi vi phạm mới.
Thực thi chính sách
Việc thực thi Nguyên tắc Cộng đồng tại TikTok là quá trình phối hợp hiệu quả giữa công nghệ và hàng nghìn chuyên gia an toàn mạng. Với mục tiêu triển khai hiệu quả trên quy mô lớn, TikTok sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quá trình dán nhãn và kiểm duyệt nội dung. Điều này sẽ được thực hiện dựa trên những báo cáo của hệ thống kiểm duyệt tự động về nội dung vi phạm ở độ tin cậy cao, qua đó TikTok sẽ nhanh chóng gỡ bỏ các nội dung này trên nền tảng.
Tuy nhiên, vấn đề sai lệch thông tin thuộc phạm trù khác so với những vấn đề liên quan đến nội dung. Bối cảnh sự việc và các đánh giá thực tế là những yếu tố quan trọng để thực thi các chính sách về sai lệch thông tin một cách nhất quán và chính xác nhất. Do đó, bên cạnh việc ứng dụng các mô hình máy học giúp phát hiện các thông tin có nguy cơ sai lệch, đội ngũ kiểm duyệt của TikTok đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, xác nhận và xóa bỏ các nội dung vi phạm. Hiện nay, TikTok sở hữu đội ngũ chuyên gia kiểm duyệt nội dung đã được đào tạo bài bản và trang bị kĩ năng chuyên môn để xử lý các vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch. TikTok cũng trao đổi trực tiếp với các cơ quan xác minh thực tế nhằm tăng tính xác thực đối với các nội dung đang được đánh giá.
Ngoài ra, TikTok còn sở hữu mạng lưới sâu rộng với các đối tác xác minh thông tin trên toàn thế giới giúp mang đến khả năng đánh giá nội dung thuộc hơn 30 ngôn ngữ. Tất cả các đối tác này đều được chứng nhận bởi Mạng lưới Xác minh Dữ liệu Quốc tế về tuân thủ nguyên tắc của Mạng lưới Xác minh dữ kiện quốc tế. Đặc biệt, các nội dung đang được kiểm duyệt hoặc chưa được chứng minh xác thực sẽ không đủ điều kiện được đề xuất vào trang “Dành Cho Bạn”. Trong trường hợp người kiểm duyệt xác nhận nội dung là sai sự thật, nền tảng sẽ xóa video hoặc không cho phép video đủ điều kiện để đề xuất vào nguồn cấp dữ liệu Dành cho bạn.
Nhằm liên tục cải tiến quy trình phát hiện và loại bỏ thông tin sai lệch, TikTok đã chú trọng các đầu tư cấp thiết trong năm nay, bao gồm:
- tiếp tục đầu tư và tăng cường khả năng ứng dụng trên các mô hình máy học nhằm thích nghi được những thay đổi nhanh chóng trong bản chất của các thông tin sai lệch.
- tăng cường khả năng phát hiện các âm thanh và hình ảnh dễ gây hiểu lầm để hạn chế các nội dung bị thao túng.
- giới thiệu cơ sở dữ liệu đã được kiểm chứng thực tế trước đây nhằm cho phép đội ngũ kiểm duyệt đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác đối với các thông tin sai lệch.
- chương trình chủ động phát hiện cùng với đội ngũ kiểm duyệt tính xác thực của TikTok sẽ gắn nhãn các tin tức và những tuyên ngôn đang được hư cấu trên không gian mạng. Điều này cho phép đội ngũ TikTok phát hiện những tuyên ngôn hư cấu và loại bỏ các sai phạm ra khỏi nền tảng. Kể từ khi bắt đầu triển khai chương trình vào quý trước, TikTok đã xác nhận được 33 tuyến ngôn thông tin sai lệch, kết quả nhận được đó là 58.000 video bị xoá khỏi nền tảng.
Đến nay, các video vi phạm chính sách về tính minh bạch và xác thực của TikTok chiếm chưa đến 1% tổng số video bị xóa. Điều này cho thấy các khoản đầu tư này đã mang lại những lợi ích cho việc chủ động phát hiện và thực thi các chính sách này trên nền tảng.
Mở rộng hợp tác giữa các bên
TikTok tin rằng việc hợp tác với các chuyên gia là chìa khóa để giải quyết thách thức này. TikTok tích cực hợp tác với Hội đồng Cố vấn Nội dung/An toàn, các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự và các chuyên gia về truyền thông. Sự hợp tác này không chỉ giúp củng cố các chính sách của TikTok và kiến thức tổng thể về các xu hướng và vấn đề có liên quan mà còn cho phép TikTok nâng cao tiếng nói có thẩm quyền trên nền tảng. Cụ thể, TikTok đã tạo một trung tâm kỹ thuật số trên nền tảng nhằm trang bị cho người dùng kỹ năng đánh giá nội dung mà họ tiếp cận, với nội dung từ các chuyên gia tại MediaWise và Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Văn học Truyền thông. Để thúc đẩy tính toàn vẹn của bầu cử, chúng tôi tạo Trung tâm bầu cử để cung cấp thông tin có thẩm quyền về bỏ phiếu và bầu cử địa phương [từ các tổ chức như Hiệp hội thư ký quốc gia của bang và cơ quan bầu cử]. Nhằm hỗ trợ sức khỏe cộng đồng, mọi người có thể tiếp cận đến các thông tin về dịch COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ từ Tổ chức Y tế Thế giới thông qua hashtag PSA và nhãn dán trên video.
TikTok cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết các thách thức về sai lệch thông tin, vì TikTok biết rằng công việc này sẽ không bao giờ có điểm kết thúc ấn định. Để tìm hiểu thêm về nỗ lực bảo vệ cộng đồng trên nền tảng, hãy truy cập Trung tâm minh bạch của TikTok.