Tiktok là ứng dụng được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Tiktok cho phép người dùng tạo ra các video ngắn, chỉnh sửa nhạc và các hiệu ứng đặc biệt. Theo đó, Tiktok vừa mới triển khai Tiktok Shop tại Việt Nam. Vậy Tiktok Shop là gì? Tiktok Shop và Ecommerce VN có gì khác nhau? Trong bài viết, mình sẽ đưa ra một vài phân tích so sánh Tiktok Shop & Ecommerce VN một cách chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
1.Cảm Nhận Về Tiktok Shop Ở Thị Trường Việt Nam
Như các bạn đã biết, Tiktok Shop là một tính năng mở rộng trên nền tảng Tiktok. Tính năng này vừa mới triển khai tại Việt Nam hồi đầu tháng 3 năm 2022. Sức hút từ tính năng này là vô cùng lớn, hầu như ai đang kinh doanh online đều muốn tìm hiểu và áp dụng vào dự án của mình.
Theo như các chuyên gia, sau đại dịch Covid-19, thói quen của người dùng thay đổi hẳn. Thay vì họ đến siêu thị mua đồ và thanh toán bằng tiền mặt thì giờ đây họ chuộng việc thanh toán thẻ hoặc ví điện tử. Điều này cũng được thúc đẩy từ các bên như sàn thương mại điện tử, ngân hàng, ví điện tử,…. Sự bùng nổ cạnh tranh tính năng mua sắm trên mạng xã hội ngày càng phổ biến. Một cái tên không thể không nhắc đến đó là Tiktok Shop.
Đọc thêm: Tiktok Shop là gì? Điều kiện và cách đăng ký tài khoản Tiktok Shop
Tiktok có sự viral khủng khiếp trên các nền tảng mạng xã hội và hầu như hiện nay ai cũng có từ 1 đến 2 account Tiktok. Nhiều người sử dụng Tiktok để làm affiliate Shopee và đạt được mức thu nhập khá cao. Khi chưa có Tiktok Shop, khách hàng sẽ thực hiện một chuỗi hành động gồm click vào link bio của chủ kênh → Tìm đúng sản phẩm đang quan tâm trên 1 landing Page trung gian → Click vào link để checkout – thanh toán toán trên Lazada/Shopee.
Khi Tiktok Shop được triển khai thì quá trình này được tối ưu hơn bởi link đơn hàng được hiện ngay trên video. Đặc biệt là khách hàng không cần chuyển sang nền tảng khác để checkout, theo đó tỉ lệ chuyển đổi chắc chắn sẽ còn cải thiện nhiều hơn nữa.
2.So Sánh Tiktok Shop & Sàn Thương Mại Điện Tử
Nói đến các sàn thương mại điện tử hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ với Shopee, Lazada, Sendo,… Trong bài viết mình sẽ so sánh sàn thương mại điện tử Shopee vì ứng dụng này phổ biến nhất, hút nhiều traffic hiện nay.
2.1. Traffic/ Leads
Khách hàng trên Shopee có thể cộng hưởng từ nhiều nguồn traffic đa dạng: tìm kiếm theo từ khoá (SEO), direct từ social (FB, Instagram, Tiktok…), chạy quảng cáo… đa dạng thiết bị (máy tính/điện thoại/ máy tính bảng), chủ shop có nhiều lựa chọn để tăng lượng khách hàng tiềm năng trên Shopee.
Mặt khác, khách hàng từ Tiktok Shop chủ yếu là traffic từ KOL/KOC review, traffic từ chạy ads & traffic từ Livestream. Hiện mình vẫn chưa thấy shop nào kéo traffic từ FB về Tiktok Shop.
-> Ngoài ra livestream cũng là một nguồn kéo traffic mạnh cho Tiktok Shop. Tương tự các người anh tiền nhiệm như Douyin, Taobao… Tiktok Shop hứa hẹn là một kênh bán hàng trực tuyến cực khủng cho các chủ shop. Nhờ sức ảnh hưởng từ KOC/KOL + Voucher ưu đãi, tạo ra cơn sốt “FOMO” thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh hơn trong mỗi lần live.
2. 2. Điểm Chạm Mua Hàng
Trên Shopee người mua hàng có nhiều lý do để cân nhắc trước khi ra quyết định đặt hàng: giá sản phẩm, lượng follow của shop, tỉ lệ phản hồi, lượt đánh giá, chính sách vận chuyển/ bảo hành/ ưu đãi.
-> Người mua hàng trên Shopee phát sinh từ nhu cầu, tức có nhu cầu thì họ lên sàn tìm kiếm & mua hàng. Vì vậy chủ shop cần phải tối ưu kỹ từng chỉ số shop để làm đẹp background, background càng uy tín thì tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng càng cao.
Trên Tiktok người dùng lại mua hàng theo cảm xúc: khi xem 1 video review cái váy A nào đó, vì quá thích nên người dùng sẽ vào tường của shop để đặt mua. Nhưng khi người dùng bỏ qua không mua hàng ngay thời điểm đó thì tỉ lệ chuyển đổi gần như bằng = 0 (phần trải nghiệm mình sẽ phân tích bên dưới).
→ Thời điểm hiện tại, hành vi mua hàng trên Tiktok Shop còn chưa được định hình rõ vì Tiktok cũng không có động thái educate khách hàng cách mua hàng với Tiktok Shop như thế nào. Vì thế việc SÁNG TẠO NỘI DUNG là yếu tố quan trọng nhất giúp chủ shop tăng lượt chuyển đổi từ những video trên Tiktok, chính các nhà sáng tạo nội dung sẽ là người educate (giáo dục) khách hàng các mua hàng thông qua nội dung từ video.
→ Share 1 số thần chú để tránh nền tảng bắt lỗi khi điều hướng “sản phẩm mà các bạn cần vào tường mình là có nhé”, “bạn có thể tìm sản phẩm này trên tường của mình”, “mình có để sản phẩm trên tường, các bạn quan tâm vào xem nhé”… hoặc dùng clone để comment điều hướng xong dùng nick chính để ghim bình luận.
2.3. Thiết Bị Mua Hàng
Về phần thiết bị mua hàng, mình cũng xin đưa ra một số phân tích như sau để bạn hiểu phần phân tích so sánh Tiktok Shop & Ecommerce VN:
Shopee: Đa dạng thiết bị (máy tính/ điện thoại/ máy tính bảng). Theo cảm nhận của mình thì trải nghiệm xem sản phẩm & mua hàng Shopee từ thiết bị nào cũng “sướng” cả.
Tiktok Shop: Mobile & tablet, đa số là mobile, tỉ lệ mua hàng trên máy tính = 0. Từ đầu Tiktok chỉ tập trung toàn bộ trải nghiệm người dùng trên mobile, tỉ lệ tablet khá thấp & máy tính thì gần như không có (mãi sau này mới ra chức năng trên web mà cũng không thấy ai dùng), chính vì vậy khi phát triển Tiktok Shop thì cũng không có ai mua hàng trên máy tính cũng là điều dễ hiểu (mình có thử get link sản phẩm & truy cập trên máy tính để mua hàng thử thì cũng bị điều hướng sang tải app Tiktok).
2. 4. Giao Hàng
Khi bạn đặt nhiều sản phẩm cùng 1 shop trên Tiktok Shop thì shop có thể chủ động gộp đơn để giao luôn 1 lần khá tiện (miễn sao đặt trước khi chủ shop lên đơn cho đơn vị vận chuyển). Tuy nhiên trên sàn thương mại điện tử Shopee, việc tự động tách đơn khi khách áp dụng Voucher thường xuyên xảy ra. Điều này gây cho người dùng nhiều bất tiện, feedback từ khách hàng cho thấy họ không hề cảm thấy hài lòng về vấn đề này.
Trải nghiệm UX/UI khi đặt hàng còn khá tệ
- Một số thiết bị hiển thị lỗi chồng chéo text.
- Lỗi hiển thị giá (khá nghiêm trọng): IOS & Android hiển thị 2 mức giá khác nhau, mình nghĩ có lẽ do chủ shop update giá. (xem hình ảnh bên dưới)
- Chuyên mục giỏ hàng chưa được kéo ra các màn hình chính trên app, người dùng sau khi bỏ hàng vào giỏ nếu không có trạng thái mua ngay thì tỉ lệ convert bằng 0.
3. Nhận xét thêm về Tiktok Shop hiện tại
Tương tự Shopee trước đây, nền tảng mới ra mắt nên còn nhiều lỗ hổng để khai thác: tip duyệt shop nhanh, tip duyệt sản phẩm nhanh… Tuy nhiên phần này mình nghĩ theo thời gian Tiktok sẽ cải thiện và tối ưu lại để gia tăng trải nghiệm cho người dùng.
Ngoài ra, trên Tiktok, chủ Shop có thể tự đăng ký với Tiktok để bán sản phẩm của chính mình (lúc này chủ shop sẽ đóng vai trò là nhà sáng tạo nội dung) hoặc có thể liên kết với nhiều KOC để review.
- Tận dụng sức ảnh hưởng từ Traffic KOC: Tiktok sắp cập nhật 1 market KOC, các chủ shop có thể lựa chọn KOC phù hợp với ngành nghề/ sản phẩm của mình để hợp tác. Lúc này chỉ cần bạn có TIỀN thì hàng triệu traffic mỗi ngày là điều rất đơn giản.
- Dành cho chủ shop tự làm video Tiktok Shop: sản phẩm chỉ cần xuất hiện trong video là được, đừng tập trung nói quá nhiều về nó mà hãy tập trung vào 2 nội dung chính là KỂ CHUYỆN & CHIA SẺ VỀ CÁC TRẢI NGHIỆM BẢN THÂN.
Tiktok Shop hiện tại sẽ giống Shopee giai đoạn đầu, sẽ có nhiều cơ hội để khai thác: bán hàng, làm affiliate, bán khoá học, bán dịch vụ, làm cộng đồng. Đại dương xanh đang chờ các anh em vào khai thác, bạn nên nắm bắt cơ hội này trước khi nó thành đại dương đỏ mới nhảy vào thì chỉ có má.u & nước mắt thôi. Mong rằng bài so sánh về Tiktok Shop và Shopee hữu ích, comment để mình biết quan điểm của bạn như thế nào nhé!