Phức tạp là tính từ phù hợp để miêu tả mối quan hệ giữa TikTok và thế giới âm nhạc trong vài năm qua.
Ngành công nghiệp âm nhạc có lẽ vừa vui mừng và vừa lo lắng về sự phổ biến của TikTok. Boyd Muir – Giám đốc tài chính của tập đoàn Universal Music, cho biết khi được hỏi về TikTok tại một hội nghị công nghệ gần đây: “Có một vấn đề với TikTok. Ứng dụng này thú vị và là một yếu tố thúc đẩy tương tác tốt nhưng việc kiếm tiền từ nó là một rắc rối”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ đưa TikTok theo hướng có sự liên kết tốt hơn về mặt tài chính dựa trên những đóng góp được thực hiện cho nền tảng này. Mặc dù vậy, cách thức đạt được điều đó sẽ phức tạp”.
Phức tạp là tính từ phù hợp để miêu tả mối quan hệ giữa TikTok và thế giới âm nhạc trong vài năm qua.
Vài năm trở lại đây, TikTok đã trở thành nền tảng lý tưởng để khám phá âm nhạc mới, thường xuyên đẩy các bài hát trở thành xu hướng trên toàn cầu và giúp chúng đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 100 hoặc Spotify Viral 50.
Các hãng thu âm sử dụng nền tảng này để quảng bá bài hát thông qua marketing và quảng bá với sự tham gia của người nổi tiếng. Chúng đã mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp âm nhạc, tăng cường phát trực tuyến trên các nền tảng như Spotify hoặc Apple Music và giúp các nghệ sĩ phát triển cơ sở người hâm mộ.
Tuy nhiên tham vọng âm nhạc của TikTok còn vượt ra ngoài những đoạn bài hát dài 15 giây. Tháng 3 vừa qua, công ty đã ra mắt vào tháng 3 nền tảng phân phối bài hát của riêng mình tên là SoundOn, cung cấp cho các nghệ sĩ từ 90% đến 100% tiền bản quyền từ âm nhạc của họ.
Ngoài ra, công ty mẹ của TikTok – ByteDance còn đang điều hành Resso – một đối thủ cạnh tranh của Spotify. Chưa dừng lại ở đó, công ty đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ vào tháng 5 cho một sản phẩm phát nhạc trực tuyến mang tên TikTok Music. Các cuộc đàm phán cấp phép để mở rộng Resso hoặc giới thiệu TikTok Music vào các thị trường khác đang được tiến hành, một nguồn tin thân cận tiết lộ.
TikTok dường như đang được định vị để phá vỡ hiện trạng về cách các hãng thu âm, nhà xuất bản và nghệ sĩ kiếm tiền từ Internet. Phát trực tuyến kỹ thuật số là một điểm sáng cho ngành công nghiệp âm nhạc trong những năm gần đây khi các nền tảng như Spotify và Apple Musi tạo ra nguồn doanh thu mới cho các hãng thu âm. Khi phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò lớn hơn trong tiêu dùng, chủ sở hữu bản quyền âm nhạc nào cũng muốn được chia phần doanh thu.
Nhà phân tích Tatiana Cirisano cho biết: “Quan điểm của các hãng thu âm là TikTok sẽ không tồn tại và phát triển nếu thiếu âm nhạc vì đó là điều mà người dùng chủ yếu sử dụng và thưởng thức trong các video.
javascript:if(typeof(adnzone510361)!=’undefined’){adnzone510361.renderIframe();}else{parent.adnzone510361.renderIframe();}
Nhiều hãng thu âm muốn có mối quan hệ tốt với TikTok và họ muốn TikTok trở thành đối tác của mình nhưng nếu thừa nhận tầm quan trọng của TikTok đối với ngành công nghiệp âm nhạc, họ sẽ mất đi một chút lợi thế khi đàm phán”.
ByteDance và TikTok đã có sẵn thỏa thuận với các hãng thu âm và nhà xuất bản lớn như Warner Music Group, Sony Music Entertainment, Hiệp hội các nhà xuất bản âm nhạc quốc gia và ICE. Tuy nhiên, chúng thường là những thỏa thuận ngắn hạn và luôn trong chu kỳ gia hạn, một nguồn tin cho biết.
Bloomberg cho biết những người nắm giữ bản quyền muốn TikTok chia sẻ doanh thu quảng cáo và tăng tiền bản quyền trả cho bài hát.
Khi các giám đốc cấp cao trong ngành công nghiệp âm nhạc xem xét cách hợp tác với một ông lớn công nghệ như TikTok, họ thường nhắc đến YouTube – nền tảng từng được coi là nguồn thu của ngành.
Luật sư Daniel J. Schacht, cho biết: “Các nghệ sĩ, hãng thu âm, nhà xuất bản không hài lòng với mô hình nội dung miễn phí theo DMCA (Luật bảo vệ quyền tác giả), đặc biệt là khi một ứng dụng trở nên lớn hơn, kiếm được nhiều tiền hơn và âm nhạc rất quan trọng với ứng dụng đó.
Mối quan hệ của YouTube với các hãng đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Quý trước, người đứng đầu bộ phận âm nhạc của YouTube cho biết công ty đã trả 6 tỷ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc trong 12 tháng qua.
TikTok và ByteDance có thể thực hiện cách tiếp cận tương tự, thêm các cách mới để “bù đắp” cho ngành âm nhạc bằng cách chia sẻ phần doanh thu quảng cáo trên các video ngắn, phát triển Resso hoặc ra mắt dịch vụ phát nhạc trực tuyến mang thương hiệu TikTok.
Nhiều hãng thu âm và nhà xuất bản từng mất cảnh giác trước sự phát triển nhanh chóng của TikTok trong ngành công nghiệp âm nhạc.
“Bốn năm trước, tôi không coi TikTok là một người chơi khổng lồ. Tôi chỉ coi đó là cách các mô hình mới có thể khơi dậy sự quan tâm, chi tiêu của người tiêu dùng và tạo ra doanh thu mới”, Giám đốc tài chính Eric Levin của Warner Music cho biết vào tháng 5.
Giờ đây, khi những người nắm giữ bản quyền đã nhận ra tầm ảnh hưởng của TikTok và mong muốn xây dựng doanh nghiệp xoay quanh âm nhạc của TikTok, họ đang hành động cứng rắn hơn. Chẳng hạn, Sony Music gần đây đã từ chối hợp tác với Resso.
Một chuyên gia cho biết việc đạt được các thỏa thuận cấp phép với rất nhiều chủ sở hữu bản quyền khác nhau trên khắp thế giới vẫn là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp đối với bất kỳ công ty công nghệ nào.
Một chuyên gia khác nhận định rằng khi các ứng dụng như TikTok, YouTube, Instagram và Snapchat thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khỏi các nền tảng như Spotify và Apple Music, nhu cầu xây dựng mô hình doanh thu trên mạng xã hội của các nhà sở hữu bản quyền sẽ tăng lên.